Header Ads

test

Xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà

Xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà đã được ứng dụng từ lâu trong y học cổ truyền và mang lại những kết quả tương đối khả quan. Bệnh  nhận có thể tự mình thực hiện các liệu pháp trên để đẩy nhanh hiệu quả điều trị và hạn chế được việc sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều.
>> Tìm hiểu thêm: chữa bệnh đau lưng bằng bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt là gì?


Xoa bóp, bấn huyệt là những kích thích vật lý sử dụng lực của đôi tay kích thích bên ngoài da thịt và kích thích trực tiếp lên thần kinh, mạch máu. Từ đó giúp thư giãn và năng cao hiệu quả hoạt động của hệ thần kinh, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và qu1 trình trao đổi chất dinh dưỡng của cơ thể.

Xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà

Đây được xem là phương pháp phòng và chữa bệnh đơn giản. Bệnh nhân hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà nếu có sự hiểu biết  về kỹ thuật cũng như xác định được vị trí của một số huyệt đạo quan trọng
Kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà
>>> Xem chi tiết: thuốc chữa bệnh gout hiệu quả
1.Xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống cổ


Với bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ nên chú trọng xoa bóp vào các vị trí sau:

Hai bên cổ: Dùng lòng bàn tay phải xát nhẹ vào vào phần cổ bên trái theo chiều từ trên xuống dưới và ngược lại. Sau đó đổi bên, thực hiện mỗi bên khoảng 15 lần liên tục.
Vùng gáy : Hai tay đưa ra sau đầu, đan 2 bán tay vào nhau và để sát vào sau gáy. Thực hiện động tác kéo qua kéo lại 10 lần.
Vùng giữa hai xương  bả vai: Đây là vùng xương nối giữa hai bên cánh tay với xương đòn. Đầu tiên bệnh nhân cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay cùng bên ra phía sau xương bả vai và xát theo chiều từ trên xuống dưới từ 10-15 lần. Thực hiện tương tự cho bên còn lại.
Xoa bóp các cơ vùng gáy: Hơi cúi đầu về phía trước. Dùng tay xác định các cơ ở cổ và bóp từ trên xuống 15 lần.
Tác động vào gân vùng dưới nách: Một tay giơ lên cao, tay còn lại dùng ngón cái và ngón trỏ véo vào vùng nách bên đối diện cho đến khi thấy được cảm giác tê truyền xuống ngón tay.
>>> Bạn quan tâm: bấm huyệt chữa đau cổ tay
2.Phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa đột sống cổ tại nhà


Ở phương pháp này bệnh nhân chủ yếu tác động đến 4 huyệt đạo chính là huyệt á thị, phong trì, kiên tỉnh, hậu khê. Cách xác định vị trí và bấm huyệt như sau:

– Huyệt á thị

Ví trí: Huyệt á thị hay còn gọi là thiên ứng huyệt, bất định huyệt. Huyệt không nằm ở 1  vị trí nhất định, nó có thể nằm trên hoặc ngoài đường kinh. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ thì huyệt á thị chính là điểm đau của người bệnh.
Tác dụng: Kích thích lưu thông khí huyết, thông kinh, hoạt lạc, giảm đau
Cách bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay trỏ day và ấn nhẹ để xác định chính xác điểm đau. Mỗi điểm bấm từ 1-2 phút.
–  Huyệt phong trì

Vị trí: Huyệt này nằm ở chỗ lõm giữa bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài của cơ thang nằm bám vào đáy của hộp sọ.


Tác dụng: Trị đau đầu, tê cứng gáy và cổ, hoa mắt, chóng mặt
Cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ. Dặt ngón trỏ và ngón giữa vào hai huyệt. Các ngón còn lại ôm lấy đầu . Bấm nhẹ vào huyệt khoảng 2 phút sao cho có cảm giác tức nóng là được.
–  Huyệt Kiên tỉnh

Vị trí: Huyệt nằm ở vị trí chỗ lõm của đỉnh vai. Cách xác định rất dễ dàng, bạn chỉ cần dơ ngang tay ra sẽ thấy huyệt này trên vai lõm xuống.
Tác dụng: Làm giảm các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ như đau lưng, đau vai, cứng cổ gáy.
Cách thực hiện: Dùng ngón trỏ và ngón giữa bấm vào huyệt bên đối diện trong 2 phút. đổi tay và thực hiện tương tự cho bên còn lại.
–  Huyệt hậu khê
>>> Xem thêm: cách chữa đau lưng bằng bấm huyệt
Vị trí: Khi nắm bàn tay lại có thể xác định được huyệt hậu khê nằm ở nếp ngang thứ 2 của khớp bàn tay và ngón tay út.
Tác dụng: Trị đau đầu, đau lưng, yếu liệt tay, cứng cổ gáy
Cách thực hiện: Sau khi đã xác định được huyệt hậu khê thì dùng ngón tay cái bấm vào huyệt bên tay còn lại 2 phút và thực hiện ngược lại.
Cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ được thực hiện rất đơn giản, tuy nhiên cần phải thực hiện  đúng kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao. Nếu không tự mình thực hiện được bệnh nhân có thể tìm tới sự giúp đỡ của những người có chuyên môn.

Không có nhận xét nào