Header Ads

test

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Khớp gối là một trong những khớp hết sức quan trọng vì nó gánh toàn bộ cơ thể và cũng là khớp vận động nhiều nhất nên rất dễ bị thoái hóa. Bị thoái hóa khớp gối ảnh hưởng rất lớn đến người bệnh từ việc vận động đi lại đến sinh hoạt hằng ngày đều rất khó khăn. Nên mọi người cần phải phát hiện bệnh sớm để ngăn ngừa quá trình thoái hóa phát triển và có cách chữa thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất.
Thoái hóa khớp gối có triệu chứng gì?



Triệu chứng chính vẫn là đau khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy đau mặt trước hoặc trong khớp gối, đau mạnh hơn khi vận động, và cảm nhận thấy rõ ràng khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Mới đầu thì chỉ thấy đau âm ỉ và không xuất hiện liên tục chỉ xuất hiện khi thực hiện một số động tác như ngồi xổm, lên xuống bậc thang, quỳ gối. Về sau sẽ đau tăng và kéo dài liên tục.

Có thể có những tiếng “lạo xạo” khi cử động trong khớp gối và cảm thấy khó khăn khi thực hiện động tác gập và duỗi gối.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối
Do tuổi tác: Đây là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về xương khớp trong đó có đau khớp gối. Trải qua 1 thời gian dài lao động mệt mỏi, khi bạn về già, hệ thống xương khớp bỗng trở nên rệu rã, mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến thoái hóa khớp. Thêm vào đó, thận suy giảm chức năng cũng biểu hiện ra ngoài bằng chứng đau lưng mỏi gối.


Do thay đổi thời tiết: Thời tiết thay dổi dễ khiến phong hàn xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt với người cao tuổi hoặc người có thể trạng suy yếu thì nên cẩn thận, tránh để cơ thể bị nhiễm mưa, nhiễm lạnh hay giai đoạn trời chuyển mùa kẻo dễ bị đau khớp gối.
Một số nguyên nhân khác: điển hình là chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, thiếu canxi, môi trường làm việc ẩm thấp, vận động chân tay quá mức cũng đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối.
Hậu quả do thoái hóa khớp gối gây ra
Vào buổi sáng khi mới thức dậy hoặc sau khi lâu không cử động khớp gối sẽ cảm thấy cứng và khó cử động và sau đó sẽ được cải thiện sau khi người bệnh cố gắng cử động.
Hậu quả của thoái hóa khớp gối

Có thể sưng to khớp gối và có nước, thỉnh thoảng xảy ra dấu hiệu viêm nặng (sưng nóng đỏ đau). Có thể có khối u vùng khoeo mặt sau khớp gối do thoát vị màng hoạt dịch khớp gối, còn gọi là nang Baker.
Teo cơ ở mặt trước đùi do không vận động.
Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X. Dần dần đưa đến tình trạng mất chức năng vận động.
Dấu hiệu X-quang có hình ảnh hẹp khe khớp không đều (thường hẹp nhiều ở mặt trong), kết đặc xương dưới sụn, hình ảnh mọc thêm xương (gai xương, chồi xương) ở mặt và rìa khớp.

Người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Người bệnh vẫn có thể ăn thịt lợn, tôm, cua, thịt gia cầm (vịt, gà). Đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy”, do vậy để phòng ngừa thoái hóa khớp, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn.

Đây không chỉ là quan niệm dân gian mà xét về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.
>>> Có thể bạn quan tâm: chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam
Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi quí báu cho cơ thể. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi. Những người cao tuổi nếu có điều kiện thì nên sử dụng những “dược liệu” tự nhiên này.

Ngoài ra, người bệnh thoái hóa khớp gối cần ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Một số thực vật như đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng oxy hóa.

Không có nhận xét nào