Header Ads

test

Thuốc kháng sinh điều trị bệnh gout nào hiệu quả nhất?

Tây y cho rằng bệnh gút nằm trong món các vấn đề về khớp, cụ thể là rối loạn chuyển hóa. Chính vì thế để điều trị bệnh gout các bác sĩ sau khi thăm khám sẽ kê đơn thuốc trị bệnh gout cho bệnh nhân của mình. Vậy những loại thuốc nó là thuốc gì? có tác dụng như thế nào


Phương pháp điều trị bệnh gout do các cuộc tấn công cấp tính

Hai loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng trong trường hợp này là thuốc chống viêm không steroid và colchicine.

Thuốc chống viêm không steroidal (NASID)


Các cơn đau gút cấp tính thường được điều trị bằng thuốc uống không steroid. Chúng có tác dụng rút ngắn cuộc tấn công gút, giúp giảm đau nhức xương khớp và phòng ngừa một số phản ứng viêm, nhất là khi bạn sử dụng trong 24h đầu tiên. Một số loại thuốc chống viêm không steriod có thể kể đến như như ibuprofen, naproxen và etoricoxib…

Giống như tất cả các loại thuốc khác, thuốc chống viêm không steroid đôi khi có thể để lại tác dụng phụ nhưng bạn yên tâm, bác sĩ sẽ giảm thiểu nguy cơ này bằng cách quy định liều dùng phù hợp. Dù sao bạn cũng nên để ý đến những hệ lụy xấu có thể xảy ra như:

Các vấn đề về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, hư hại niêm mạc dạ dày.
Đau tim hoặc đột quỵ.
Bệnh thận
Thuốc Colchicine


Colchicine thực tế không phải thuốc giảm đau nhưng nó lại khá hiệu quả trong việc giảm sự tiếp xúc va chạm của tinh thể urat vào màng khớp.

Giống như NSAID, thuốc viên colchicine cần được sử dụng càng gần thời gian diễn ra cơn đau càng tốt, tối đa là 24h sau cuộc tấn công gút, nếu không hầu như chúng sẽ vô tác dụng.
Colchicine là loại thuốc chữa bệnh gút khá phổ biến
Liều khuyến cáo của loại thuốc này là 0,5 mg 2 – 4 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi và vấn đề sức khỏe. Một số người không thể dùng colchicine vì chúng gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… Vì thế, hãy bắt đầu bằng một liều colchine thấp và tăng dần nếu bạn không thấy dấu hiệu gì bất ổn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chữa bệnh gout bằng lá trầu và nước dừa
Ngoài ra, nếu tình trạng không được cải thiện bằng NASID hay colchicine hoặc bạn gặp tác dụng phụ từ các loại thuốc này thì bác sĩ có thể chỉ định một mũi tiêm steroid vào cơ bắp.

Phương pháp điều trị liên tục để giảm axit uric

Các loại thuốc để giảm bớt triệu chứng đau đớn của các cơn đau gút không thể ngăn chặn sự gia tăng của axit uric trong máu. Cách lâu dài và tốt nhất là sử dụng các loại thuốc giảm nồng độ axit uric, từ đó ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể urat trong khớp xương. Một số loại thuốc tỏ ra hữu dụng trong trường hợp này có thể kể đến:

Allopuronol: giảm sản xuất axit uric. Ban đầu bạn nên dùng liều thấp rồi tăng dần theo thời gian để tránh các tác dụng không mong muốn như phát ban hay đau bụng có thể xảy ra.
Febuxostat: nếu bạn bị suy thận hoặc gặp phải tác dụng không mong muốn với allopuronol.
Probenecid: sử dụng hàng ngày, có thể kết hợp với kháng sinh để tăng hiệu quả. Tác dụng phụ có thể gặp: sỏi thận, buồn nôn, phát ban da, đau bụng và nhức đầu.
Pegloticase: làm giảm axit uric một cách nhanh chóng hơn nhiều so với thuốc khác. Thuốc được tiêm mỗi tuần 2 lần vào tĩnh mạch. Các tác dụng phụ có thể gặp: buồn nôn, bầm tím vùng tiêm, đau họng, táo bón, đau ngực…

Không có nhận xét nào