Nguyên nhân và cách chữa bệnh gai cột sống lưng hiệu quả
Đau cột sống, gai cột sống lưng tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đời sống của người bệnh. Nhiều người đã chia sẻ rằng ngay cả việc đi lại của họ cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh gai cột sống và cách chữa trị nào hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gai cột sống thắt lưng
Gai cột sống thắt lưng với các triệu chứng đau nhức thắt lưng cần phải được xác định rõ bệnh lý chính là thoái hóa đĩa đệm. Chính tổn thương thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau vùng thắt lưng.
Khi lớp sụn đĩa đệm giữa các đốt sống bị mất hoặc giảm chức năng dẫn tới mâm đốt sống phải chịu lực quá tải, kết quả là hình thành các gai xương ngoài rìa thân đốt sống. Bệnh nhân bị gai cột sống thắt lưng thường có các biểu hiện đau nhức lan xuống chân, bệnh nặng có thể dẫn tới vẹo cột sống 1 bên, co rút cơ thắt lưng, làm giới hạn vận động.
Bình thường, sụn khớp được cấu tạo chủ yếu bởi collagen, nước và proteoglycan. Khi sụn của đĩa đệm bị thoái hóa, các tế bào sụn không còn hoặc chức năng suy giảm làm cho quá trình tái tạo lại sụn bị rối loạn, làm lực phân bổ trên thân đốt sống không đồng đều, khiến cho xương mâm đốt sống phải chịu tải cao hơn, dẫn đến hình thành các gai xương ở rìa ngoài thân đốt sống. Gai xương có hình thô và đậm đặc.
Điều đặc biệt là phì đại xương, dẫn đến hình thành các gai xương có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, kèm theo các thay đổi cấu trúc khớp khác như giảm chiều cao đĩa đệm liên đốt sống, mòn sụn và dày xương dưới sụn. Các thay đổi cấu trúc này có thể nhìn thấy rất rõ trên phim chụp Xquang cột sống thắt lưng thẳng và nghiêng.
Triệu chứng gai cột sống thắt lưng
Hầu hết bệnh nhân đều trải nghiệm về đau thắt lưng mức độ thấp và chịu đựng được dù thỉnh thoảng có cơn đau dữ dội kéo dài vài ngày. Đau cột sống thắt lưng có biểu hiện sau:
Đau có thể tập trung ở giữa thắt lưng hay lan tỏa xuống háng hay chân.
Đau có thể liên tục và kéo dài đến 6 tuần
Gai cột sống thắt lưng thường đau nhiều hơn khi ngồi so với khi đứng, đi và nằm. Tuy nhiên khi đứng lâu cũng gây đau nhiều hơn, tương tự như khi khiêng vật nặng và khi khom người ra trước.
Thường đau sẽ trầm trọng ở vài động tác đặc biệt như khom người ra trước, xoay cột sống và khi nâng vật nặng.
Khi đĩa đệm bị xẹp thì lỗ liên hợp nơi rễ thần kinh tủy sống chui qua bị hẹp lại có thể chèn ép rễ thần kinh gây tê bì hay yếu liệt phần cơ do rễ thần kinh chi phối, khi đó gọi là bệnh lý rễ thần kinh.
>>> Có thể bạn quan tâm: chữa gai cột sống lưng bằng lá lốt
Điều trị và phòng ngừa gai cột sống thắt lưng
Nhìn chung, bệnh lý gai cột sống thắt lưng chính xác hơn là bệnh thoái hóa đĩa đệm là bệnh mãn tính, thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhiều trường hợp gây đau nhức và hạn chế vận động làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc phát hiện sớm và điều trị là cần thiết, trước tiên cần điều trị bằng thuốc, tập vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh lý. Để phòng ngừa gai cột sống thắt lưng cũng như để hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn thì ta cần tìm hiểu và thực hiện đúng kỹ năng lao động cũng như các tư thế khi sinh hoạt để đảm bảo đốt sống và đĩa đệm luôn ở tư thế chức năng, hạn chế áp lực tác động vào đĩa đệm.
Nguyên nhân gai cột sống thắt lưng
Gai cột sống thắt lưng với các triệu chứng đau nhức thắt lưng cần phải được xác định rõ bệnh lý chính là thoái hóa đĩa đệm. Chính tổn thương thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau vùng thắt lưng.
Khi lớp sụn đĩa đệm giữa các đốt sống bị mất hoặc giảm chức năng dẫn tới mâm đốt sống phải chịu lực quá tải, kết quả là hình thành các gai xương ngoài rìa thân đốt sống. Bệnh nhân bị gai cột sống thắt lưng thường có các biểu hiện đau nhức lan xuống chân, bệnh nặng có thể dẫn tới vẹo cột sống 1 bên, co rút cơ thắt lưng, làm giới hạn vận động.
Bình thường, sụn khớp được cấu tạo chủ yếu bởi collagen, nước và proteoglycan. Khi sụn của đĩa đệm bị thoái hóa, các tế bào sụn không còn hoặc chức năng suy giảm làm cho quá trình tái tạo lại sụn bị rối loạn, làm lực phân bổ trên thân đốt sống không đồng đều, khiến cho xương mâm đốt sống phải chịu tải cao hơn, dẫn đến hình thành các gai xương ở rìa ngoài thân đốt sống. Gai xương có hình thô và đậm đặc.
Điều đặc biệt là phì đại xương, dẫn đến hình thành các gai xương có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, kèm theo các thay đổi cấu trúc khớp khác như giảm chiều cao đĩa đệm liên đốt sống, mòn sụn và dày xương dưới sụn. Các thay đổi cấu trúc này có thể nhìn thấy rất rõ trên phim chụp Xquang cột sống thắt lưng thẳng và nghiêng.
Triệu chứng gai cột sống thắt lưng
Hầu hết bệnh nhân đều trải nghiệm về đau thắt lưng mức độ thấp và chịu đựng được dù thỉnh thoảng có cơn đau dữ dội kéo dài vài ngày. Đau cột sống thắt lưng có biểu hiện sau:
Đau có thể tập trung ở giữa thắt lưng hay lan tỏa xuống háng hay chân.
Đau có thể liên tục và kéo dài đến 6 tuần
Gai cột sống thắt lưng thường đau nhiều hơn khi ngồi so với khi đứng, đi và nằm. Tuy nhiên khi đứng lâu cũng gây đau nhiều hơn, tương tự như khi khiêng vật nặng và khi khom người ra trước.
Thường đau sẽ trầm trọng ở vài động tác đặc biệt như khom người ra trước, xoay cột sống và khi nâng vật nặng.
Khi đĩa đệm bị xẹp thì lỗ liên hợp nơi rễ thần kinh tủy sống chui qua bị hẹp lại có thể chèn ép rễ thần kinh gây tê bì hay yếu liệt phần cơ do rễ thần kinh chi phối, khi đó gọi là bệnh lý rễ thần kinh.
>>> Có thể bạn quan tâm: chữa gai cột sống lưng bằng lá lốt
Điều trị và phòng ngừa gai cột sống thắt lưng
Nhìn chung, bệnh lý gai cột sống thắt lưng chính xác hơn là bệnh thoái hóa đĩa đệm là bệnh mãn tính, thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhiều trường hợp gây đau nhức và hạn chế vận động làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc phát hiện sớm và điều trị là cần thiết, trước tiên cần điều trị bằng thuốc, tập vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh lý. Để phòng ngừa gai cột sống thắt lưng cũng như để hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn thì ta cần tìm hiểu và thực hiện đúng kỹ năng lao động cũng như các tư thế khi sinh hoạt để đảm bảo đốt sống và đĩa đệm luôn ở tư thế chức năng, hạn chế áp lực tác động vào đĩa đệm.
Nguồn: https://chuadaucotsong.vn/
Nhận xét bài viết